Văn hóa - Lịch sử
Dân tộc Việt Nam trải qua 4 nghìn năm văn hiến, các vị tiền bối của đất nước sớm nhận thức được, muốn chấn hưng đất nước phải có hiền tài” Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Năm 1070 Vua Nhà Lý đã mở trường Quốc Tử Giám( đại học quốc gia” để đào tạo nhân tài. Nghệ An xưa nay vốn là đất hiếu học trong đó có nhân dân tổng Nam Hoa (Nam Kim) đất Hoa Thượng (Trung Cần, Dương Liễu, Hoành Sơn) đã nhiều người thi đậu đại khoa, trung khoa như: Trạng nguyên, Thám Hoa, Hoàng Giáp…Thời Hán Học Nam kim cũng nằm trong mảnh đất truyền thống ấy tuy đời sống và điều kiện giao thông không thuận lợi bằng xã trên. Theo Gia Phả họ Võ Khắc xóm Hậu Láng (tức xóm 1 nay) còn ghi dưới thời vua Lê thánh Tông xã có 10 vị tham gia học trường Quốc Tử Giám-Thăng Long đã thi đậu.
Khi nhắc đến Nam Kim là nhắc đến di tích lịch sử cấp Quốc Gia, một danh nhân văn hóa Nguyễn Thiếp: người có học vấn uyên thâm, đạo cao đức trọng được nhiều học giả kính trọng. Ông sinh năm 1723 tại Làng Nguyệt Ao thuộc huyện Can Lộc Hà Tĩnh, năm 1762 ông được bổ nhiệm làm tri huyện Thanh Chương, thời kỳ này ông đã tìm cách cứu dân khỏi cảnh lầm than đói khổ, nhưng vì chức quyền nhỏ không làm đượ gì. Năm 1768 ông trả ấn về núi Bùi Phong dạy học, làm thơ cuốc vườn, có thể nói đạo lý nho giáo của nguyễn Thiếp đã có ảnh hưởng lớn lao, sâu rộng khắp cả vùng, đặc biệt trên đất Tứ Hoa nơi cụ ở.
Phong trào Tây Sơn dấy lên, khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra dẹp Chúa Trịnh, được tin người đạo cao đức trọng,học vấn uyên thâm, giỏi cầm quân độn toán nên đã 3 lần cho quan thần đến Nghệ An mang vóc lụa, tiền bạc vào mời cụ ra giúp, nhưng cụ đã không nhận lễ và từ chối không ra vì quan điểm của ông “Trung thần bất sự nhị quân” vì trước cụ làm quan triều Lê nay không làm quan triều Tây Sơn nữa.Nhưng khi Lê Chiêu Thống lộ mặt tên vua hèn nhát đi cầu viện quân Thanh, lần này Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ được triều đình tôn làm Hoàng đế hiệu Quang Trung, thân chinh ra Bắc Hà để lãnh đạo cuộc kháng chiến tiêu diệt quân thanh, đến Nghệ An ông dừng lại chuẩn bị lực lượng, Quang Trung lại cho người cầm thư gửi Nguyễn Thiếp, bức thư viết những lời thống thiết chân thành. Ông viết:” Nay thiên hạ loạn như thế này mà phu tử nhất ẩn không ra, thì sinh dân thiên hạ làm sao? Mong phụ tử nghĩ đến thiên hạ, sinh dân,vụt dậy mà đi để cho “ Quả Đức” có thầy mà nhờ, cho đời này có thầy mà cậy, như thế mới ngõ hầu khỏi phụ ý trời đã sinh ra người tài giỏi”. và sau đó Nguyễn Thiếp đã góp kế đánh quân thanh bằng kế đánh Thần tốc. Sau đó Quang Trung đã tổ chức cuộc hành quân thần tốc chỉ 10 ngày là ra đến Thăng Long, trong lúc quân thanh đang say sưa vui tết với thời cơ bất ngờ, quân ta dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung cùng với các tướng lĩnh đã tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Sau chiến dịch thành công Vua Quang Trung coi Nguyễn Thiếp là bậc thầy nên hạ chiếu phong cụ hiệu” La Sơn Phu Tử” giao cho cụ lập viện sung chính tại đất Nam Hoa(Nam Kim). Cụ được giao giúp vua cải cách nền giáo dục. Năm 1792 Vua Quang Trung đột ngột qua đời là tổn thất cho dân tộc, là nỗi đau riêng của cụ. Khi Gia Long lên ngôi mời cụ ra giúp nước nhưng cụ đã lấy lý do tuổi già để khước từ. Cụ lại trở về dạy học làm vườn. Năm 1804 cụ qua đời. Cuộc đời cụ đã gắn liền với mảnh đất Nam Kim 47 năm (mộ của 2 ông bà nguyễn Thiếp được an táng tại núi Bài, nay đã được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc Gia. Năm 1998 UBND xã Nam Kim cùng sở văn hóa Nghệ An đã xây lại mộ 2 ông bà khang trang hơn trước.
Năm 1919 thực dân Pháp đã ra lệnh cho Nam triều bãi bỏ thi Hán học để học chữ Quốc Ngữ và chứ Pháp, nhưng lúc bấy giờ tổng Nam Kim có 1 trường tiểu học 3 lớp ở làng Dương Liễu, nên con em Nam Kim lớn lên lại phải học chữ hán. Thời bấy giờ chỉ có ông Phạm Huy Bính có điều kiện vào Huế học và mở lớp dạy học chữ quốc ngữ đầu tiên tại xóm Thượng Truy với hơn 20 người theo học và sau đó tiếp tục truyền dạy cho con em trong xã.
Sau thời kỳ đất nước được giải phóng thống nhất đất nước: mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nam Kim đã luôn tích cực học tập và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đưa xã nhà tiến nhanh và tiến mạnh trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Nam kim giàu về kinh tế vững về chính trị, mạn về an ninh quốc phòng. Biết phát huy tiềm năng thế mạnh tiềm năng đất đai sẵn có của địa phương và tinh thần cách mạng của quần chúng đến năm 2017 xã về đích đã đạt chuẩn nông thôn mới và đảng bộ và nhân dân xã nhà luôn đoàn kết đổi mới và phát triển để phấn đấu xã đạt chuẩn Nông thôn mới Nâng Cao vào năm 2023 và tin chắc rằng Nam Kim sẽ có nhiều thay đổi kỳ diệu mà hiện chúng ta chưa thể hình dung được.
Về với Nam Kim là về với nét cổ kính của Đình Giáp Đông với những thiết kế nghệ thuật điêu khắc kỹ xảo, tinh vi với các con rồng uốn lượn độc đáo, về với Chùa Lò cho ta cảm giác uy nghiêm, linh thiêng với hơn 20 pho tượng chạm gõ điêu khắc tinh xảo, Khu văn hóa ở núi bai Phong Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử” ca ngợi tài đức Nguyễn Thiếp ….phải nói rằng kiến trúc các công trình văn hóa của cha ông đã xây dựng trên quê hương Nam Kim nhiều và đẹp làm sao. Nó đã thể hiện tính đồng cam cộng hiệp của nhân dân Nam Kim, với trình độ điêu khắc tài tình đã tạo nên các Ngôi Đình Chùa, miếu mạc thật nguy nga, to đẹp. Hiện nay đảng bộ và chính quyền xã đã luôn quan tâm chăm lo tu bổ tôn tạo các di tích: năm 2018 đã tu bổ Đình Giáp Đông, năm 2020 đã vận động nhân dân đóng góp tu bổ Chùa Lò với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Nam Kim vốn là đất giàu về sinh hoạt văn hóa,văn nghệ dân gian như ví phường vải, phường bát âm, kể chuyện vè và phường trống kèn, phường hát tuồng, có nhiều cấu lạc bộ dân ca ví dặm biểu diễn phục vụ trong xã và ngoài xã, có được phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi là nhờ nhiều người đầu tư công của để giúp cho đội văn nghệ có điều kiện hoạt động và những hoạt động này thường gắn liền với Đình Giáp Đông, gắn liền với các lễ hội của địa phương và nhiều sinh hoạt tín ngưỡng khác cũng mang nét đẹp văn hóa đậm đà tình quê hương. Đó là tục mời nhau uống nước chè xanh, để cùng trò chuyện thân mật qua những buổi lao động mệt nhọc, đây là tục lệ được truyền từ đời này sang đời khác tạo nên tình làng nghĩa xóm ngày càng keo sơn, đoàn kết.
Qua các thế hệ người dân Nam Kim đã vun đúc nét truyền thống quý báu mãi cho đời sau đó là: “ Đối với đất nước thể hiện lòng trung thành, có giặc ngoại xâm sẵn sang chiến đấu hi sinh, kiên cường, bất khuất, bảo vệ tổ quốc, trong hòa bình nỗ lực lao động đấu tranh khắc phục để tồn tại và phát triển xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.