image banner
Vị trí, điều kiện tự nhiên

Nam kim là xã ở phía Nam huyện Nam đàn, phía Tây giáp xã Khánh Sơn, phía Bắc và phí Đông giáp xã Trung Phúc Cường, Phía Nam giáp xã Trường Sơn huyện Đức Thị tỉnh Hà Tĩnh, diện tích tự nhiên gần 2000 ha, có 2398  hộ với  hơn 10.000  nhân khẩu, trong đó có  52  hộ, 221 nhân khẩu theo đồng bào Thiên chúa giáo.

Xã Nam Kim từ thời Lý-Trần gọi là Làng Vàng, đến thời hậu Lê đầu nhà Nguyễn gọi là xã Tứ Hoa,tổng Nam Hoa, huyện Thanh Chương, phủ An Đô, tỉnh Nghệ An.Năm 1900 Vua Thành Thái hoạch định lại ranh giới hành chính cắt Nam Hoa thuộc về huyện Nam Đàn và đặt tên là Xã Nam Kim.

Tổng Nam Kim xua và nay cùng với 5 xã tả ngạn sông La của huyện Đức Thọ nằm trên vùng đất thường xuyên có mưa lũ. Hàng năm vào tháng 8,9 âm lịch hàng năm thường xảy ra những trận mưa to dài ngày nên bị ngập lụt. Dãy núi thiên nhẫn xuất phát từ huyện Thanh Chương chạy qua Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương về Nam Đàn, vòng xuống xã Nam Kim và dừng lại ở tuần Tam Sa bờ tả ngạn Sông La. Núi Thiên Nhẫn nằm trên địa phận xã Nam Kim có đỉnh Hoàng Tâm, có độ cao 287m so với mực nước biển, còn gọi là động chủ đỉnh núi cao nhất. Trong những năm cuối thế kỷ XVIII Nguyễn Thiếp khi cáo quan về đây dạy học và làm vườn. Sau chiến thắng quân Thanh, Vua Quang Trung hạ chiếu giao Nguyễn Thiếp Lập Sùng Chính Viện tại núi Bùi Phong dưới Thành Lục Niên. Núi Thiên Nhẫn là nơi rừng sâu núi hiểm, vừa có nhiều gỗ quý vừa có nhiều động vật hoang dã có giá trị. Chính là nơi vị trí yếu địa chiến lược quân sự  của vùng Nghệ Tĩnh.

Suối Ngũ Hoa của Nam Kim bắt nguồn từ năm ngọn khe của Dãy Núi Thiên Nhẫn. Vẻ đẹp của suối Ngũ Hoa  kết hợp với núi Thiên Nhẫn tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cho Nam Kim và các xã lân cận, mà còn là nguồn thủy lợi, thủy sản quan trọng phục vụ cho dân sinh và sản xuất của một vùng Hạ Tổng Nam Kim.

Khí hậu thời tiết của Nam Kim mang đặc thù khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè thì khô nóng lại có gió Tây- Nam thổi mạnh đến cấp 3,4  nên dân thường gọi là bão Lào, cây cối khô héo, có ngày nhiệt độ lên tới  39,40 độ C. Về mùa đông thường bị gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng giêng năm sau, khí hậu khô hanh, có khi giá lạnh nhiệt độ xuống 9,10 độ C, mưa lớn gây ra ngập lụt. Để sống chung với Lụt nhân dân đắp nhà cao, nền cao, làm nhà bằng gỗ vững chắc có chạn gác để cất giữ đồ đạc, thóc gạo và người ngồi khi có lụt, nhiều nhà mua sắm thuyền gỗ làm phương tiện đi lại. Chính điều kiện tự nhiên đã tạo nên con người Nam Kim luôn cần cù lao động, sống tiết kiệm, ăn tiêu có kế hoạch, tạo nên nét văn hóa riêng của người con Nam Kim.Nhiều Đình, đền Chùa, Miếu và các công trình văn hóa trên đất này là tài sản vô giá cho thế hệ kế tiếp dù đi đâu, ở đâu, làm gì, cũng phải biết để giữ gìn và phát huy, xứng với mảnh đất "Địa linh nhân kiệt" trên quê hương Bác Hồ vĩ đại.

BẢN ĐỒ XÃ NAM KIM - HUYỆN NAM ĐÀN
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ NAM KIM
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông  - Phó chủ tịch xã

Trụ sở: Xã NAM KIM - Huyện NAM ĐÀN - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238)3566999 - Email: ubndnamkimndna@gmail.com