BÀI TUYÊN TRUYỀN CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2024
ỦY
BAN NHÂN DÂN
XÃ
NAM KIM
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam
Kim, ngày 20 tháng 11 năm 2024
|
BÀI TUYÊN TRUYỀN CHUYỂN ĐỔI
SỐ NĂM 2024 –
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VÀ DOANH
NGHIỆP
Chuyển
đổi số là quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách
sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển
đổi số thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh
tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp;
đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành.
Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030” đã khẳng định: “Nhận thức đóng vai trò quyết định trong
chuyển đổi số”, “Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức”. Xã Nam
Kim, huyện Nam Đàn đang từng bước cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ và thúc
đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, trong đó đặc biệt
chú trọng đến việc thay đổi nhận thức của cán bộ trước khi bắt tay vào các công
việc cụ thể của quá trình chuyển đổi số.
Hiện tại, xã Nam Kim có 22 cán bộ, công chức. Ngày
28/2/2023 UBND xã đã thành lập 01 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã
gồm 26 người thành viên tham gia, Tổ công nghệ số cộng đồng của 9
xóm, tổng là 27 thành viên tham gia. Nhiệm vụ của các Tổ công nghệ số là tuyên
truyền về chuyển đổi số, triển khai cài đặt, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công
trực tuyến, các ứng dụng, nền tảng số cho người dân trên địa bàn.
Thực hiện Kế hoạch của UBND huyện Nam Đàn về chuyển đổi số và
truyền thông chuyển đổi số năm 2024. Ngày 09/01/2024, UBND xã Nam
Kim đã ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND về chuyển đổi số xã Nam Kim năm
2024 và Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 17/3/2023 về thực hiện chuyển đổi số trên
địa bàn xã Nam Kim năm 2023. Theo đó, xã Nam Kim tập trung triển khai thực
hiện các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số,
kinh tế số, xã hội số gắn với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Xã Nam Kim luôn chủ động nắm bắt tâm tư nguyện
vọng, công chức chuyên môn thường xuyên được tập huấn về công tác chuyển
đổi số, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo phần mềm mới của thành
phố, công chức chuyên môn tập trung hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhất
là công dân tuổi cao trong việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết và trả kết qua
thủ tục hành chính thông qua việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến,
thanh toán trực tuyến trên môi trường mạng; hàng hóa nông sản của bà con nhân
dân sẽ được nhiều người biết đến hơn thông qua các hoạt động xúc tiến thương
mại, trên trang facebok xã, cổng thông tin điện tử xã.
Việc nâng cao chất lượng chuyển đổi số tại xã, các xóm nhằm nâng
cao nhận thức về chuyển đổi số cho người dân; tăng cường tương tác giữa người
dân, doanh nghiệp với chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp
cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích thuận lợi nhất.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã và đang lan tỏa mạnh mẽ
tới tất cả nhân dân trên địa xá. Với sự chủ động vào cuộc, bắt tay vào làm
từ những việc nhỏ nhất, khắc phục những khó khăn về hạ tầng, nhân lực
trong nền hành chính, xã Nam Kim đã và đang tạo ra những thay đổi
bước đầu trong nhận thức và hành động của địa phương trong thực hiện chuyển đổi
số nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ,
đảng viên, nhân dân, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số toàn
diện trên địa bàn xã.
Thế nào là chuyển đổi số lấy người dân là trung tâm?
Điện thoại di động thông minh là phương tiện chính của người dân
trong thế giới số, vì vậy, chuyển đổi số lấy người dân là trung tâm trước hết
phải trang bị phương tiện cho người dân, thông qua việc thực hiện phổ cập điện
thoại di động thông minh. Mỗi người dân một điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia
đình một đường cáp quang.
Các lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người
dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí,
do đó cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính –
Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Năng lượng, Tài nguyên và Môi
trường, Sản xuất công nghiệp.
Công dân số là ai?
9 yếu tố cấu thành công dân số là khả năng truy cập các nguồn
thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua
bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất
và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi
trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi
trường số..
Chuyển đổi số đem lại lợi ích gì cho người dân?
Chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch
vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát
triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Chính quyền số đem lại lợi ích gì cho người dân?
Chính quyền số nhờ dữ liệu số và công nghệ số thấu hiểu người
dân hơn, vì vậy, cung cấp dịch vụ số tốt hơn, chăm sóc người dân tốt hơn. Cụ
thể như: Một đứa trẻ khi sinh ra được cấp một mã định danh duy nhất, đến kỳ thì
gia đình nhận được thông báo đi tiêm phòng từ chính quyền, đến tuổi đi học thì
chính quyền dựa trên số liệu dân cư để quyết định phân bổ cơ sở vật chất của các
cơ sở giáo dục, tránh nơi bị thừa, nơi lại thiếu, đến tuổi trưởng thành thì tự
động nhận được căn cước công dân. Khi dịch bệnh bùng phát thì kịp thời nhận
được cảnh báo, chăm sóc y tế…
Kinh tế số đem lại lợi ích gì cho người dân?
Kinh tế số cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận toàn bộ thị
trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có. Nếu như trước đây, người
dân mang hàng ra chợ bán thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người
trong khu vực địa lý hạn chế của mình. Còn hiện nay, với thương mại điện tử,
người dân có thể bán hàng cho hàng triệu người, trên toàn thế giới.
Xã hội số đem lại lợi ích gì cho người
dân?
Chuyển đổi số có thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến
cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những
tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống. Người dân có thể sống khỏe mạnh hơn nhờ
các hình thức chăm sóc y tế kịp thời, vui vẻ hơn với các hình thức giải trí đa
dạng và an toàn hơn.
Chuyển đổi số là thay đổi cách nghĩ, cách làm và cách
sống. Vì vậy, mỗi người dân chúng ta hãy là một công dân số, hãy
tích cực tham gia vào công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực. Chúng ta hãy là
những tuyên truyền viên tích cực để góp phần đưa quê hương, đất nước lên một
tầm cao mới theo kịp tiến trình phát triển theo hướng hiện đại hóa của các
nước phát triển trên thế giới./.
Trên
đây là bài tuyên truyền các nội dung trọng tâm chuyển đổi số năm 2024- Nâng cao nhận thức của người dân và doanh
nghiệp./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Văn Bình