TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Chỉ thị số
39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư đã đánh giá cụ thể những kết quả đã đạt
được, và hạn chế sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày
30/10/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng
chính sách xã hội.
.
.
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Nam Đàn
thực hiện giao ban, giải ngân,thu nợ cho các đối tượng chính sách tại
điểm giao dịch xã.
Tại Chỉ thị
số 39-CT/TW Ban Bí thư tiếp tục yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, thực hiện nghiêm
túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
- Thứ nhất:
Tăng cường, lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng
chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của
tín dụng chính sách xã hội.
- Thứ hai:
Nâng cao vai trò của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp
nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động tín
dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
Nâng cao vai trò trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy,
chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức CT-XH trong việc thực hiện TDCSXH.
Thường xuyên, chủ động báo cáo, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về
kết quả hoạt động của TDCSXH; thường xuyên trao đổi thông tin kịp thời các nội
dung công việc liên quan .
- Thứ ba:
Hoàn thiện hệ thống cơ chế tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền
vững; đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hộị năm
2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội
đến năm 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia. Mở rộng phạm vi, quy mô, đối
tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu chương trình, mục
tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khả năng cân đối của ngân
sách nhà nước…
- Thứ tư:
Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hóa các kênh huy động vốn để thực hiện các
chương trình tín dụng chính sách xã hội,
- Thứ năm:
Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội là định chế tài chính công, có khả năng
tự chủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện các chính sách kinh tế
- xã hội của Nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt
động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.
Tiếp tục duy trì mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã
hội đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Thứ sáu:
Nghiên cứu cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mạnh mẽ mô hình tín dụng
chính sách, nhất là sự tham gia của cộng đồng, hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận; khuyến khích phát triển các nền tảng số cho tín dụng chính sách, kiểm
soát tín dụng đen một cách hiệu quả.