Giao dịch tại xã cầu nối giữa Ngân hàng chính sách xã hội huyện với người thụ hưởng chính sách
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Nam
Đàn luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức hội,
đoàn thể đưa các hoạt động của đơn vị về phục vụ ngay tại xã, thông qua hoạt
động của Tổ giao dịch xã nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng
chính sách khác tiếp cận thuận lợi nguồn vốn tín dụng chính sách.
Hàng tháng, NHCSXH huyện tổ chức phiên giao dịch tại xã theo
lịch cố định hàng tháng. Các thành viên của Tổ giao dịch tại xã được phân công
thực hiện đúng quy trình và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, công cụ, dụng
cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng nhất… Bên cạnh đó, để người
dân dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin về chính sách cho vay tín dụng ưu đãi,
NHCSXH huyện Nam Đàn phối hợp với xã, bố trí các bảng thông tin, bảng niêm yết
công khai các thủ tục giải quyết công việc, bảng nội quy giao dịch và hòm thư
góp ý.
NHCSXH huyện giao dịch
tại xã Nam Kim ngày 14 hàng tháng
Tại xã Nam Kim điểm giao dịch theo lịch cố định diễn ra vào sáng
ngày 14 hàng tháng. Theo quy định, bất kể ngày nghỉ hay ngày lễ cán bộ NHCSXH
huyện đều có mặt tại điểm giao dịch để thực hiện công việc giải ngân, thu nợ,
thu lãi và các nghiệp vụ khác. Mọi công việc phát sinh tại điểm giao dịch được
cán bộ NHCSXH đặc biệt quan tâm, chuẩn bị chu đáo nhằm đảm bảo các hoạt động
giao dịch diễn ra nhanh chóng, chính xác, an toàn, góp phần nâng cao chất lượng
phục vụ người dân.
Bên cạnh đó, NHCSXH huyện còn thường xuyên củng cố và nâng cao
chất lượng hoạt động tại các Điểm giao dịch xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cho người dân. Đồng thời, chủ động
lồng ghép có hiệu quả hoạt động vay vốn của khách hàng với các mô hình, dự án
phát triển kinh tế, giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhờ tổ chức tốt phiên giao dịch cố định tại xã mà trong thời gian
qua công tác tín dụng chính sách đã phát huy được hiệu quả. Dư nợ đến 14/10/2024
tại NHCSXH huyện đạt 19 tỷ 383 triệu đồng. Chất lượng ủy thác, chất lượng hoạt
động của các Tổ TK&VV ngày càng được cải thiện, hàng tháng đều được đánh
giá, xếp loại tốt.
Có thể nói mô hình Điểm giao dịch tại xã của NHCSXH là cầu nối
có hiệu quả giúp cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách khác
có điều kiện tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng, đem đồng vốn ưu đãi của Chính
phủ đến tay người dân một cách hiệu quả góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền
vững của địa phương.